Ngày đăng: 03:57 PM 22/07/2017 - Lượt xem: 856
7 NGUYÊN TẮC HỌC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MẤT GỐC theo nghiên cứu của tiến sĩ A.J.Hoge
Hôm nay, tôi tình cờ tìm được một bài viết khá hay về “7 nguyên tắc học tiếng Anh cho người mất gốc “ của tiến sĩ A.J.Hoge. Mặc dù những nguyên tắc này không còn mới và đã được chia sẻ nhiều nơi nhưng tôi thấy vẫn còn nhiều bạn chưa biết hoặc chưa vận dụng đúng để phát huy hết sức mạnh của 7 nguyên tắc này.
Đây chính là chìa khóa vàng cho những người mất gốc muốn học Tiếng Anh
Quy luật 1: Học theo cụm từ, không học từng từ riêng lẻ
Những từ vựng riêng lẻ đôi khi rất khó nhớ hoặc tối nghĩa khi đứng một mình. Nếu bạn chỉ học từng từ riêng lẻ, bạn sẽ khó giỏi tiếng Anh. Ngược lại, học cụm từ hoặc học cả câu sẽ giúp bạn nhớ từ vựng rất lâu và dễ dàng.
Quy luật 2: Đừng học ngữ pháp (nếu mục tiêu của bạn là giao tiếp)
Hãy luyện tập nói nhiều hơn. Khi bạn giao tiếp, bạn sẽ không có đủthời gian để suy nghĩ và chọn lựa xem nên dùng thì nào là chính xác nhất. Ngữpháp quan trọng khi viết, chứ không phải khi nói.(*) Ở đây tôi muốn giải thích rõ hơn quan điểm của thầy A.J.Hoge.Bởi vì một số bạn khi đọc nguyên tắc này thường hiểu lầm rằng: “Muốn giỏi tiếngAnh thì không nên học ngữ pháp”; “Ngữ pháp không cần thiết”; … Điều này không đúng. Theo tôi, bạn nên hiểu rằng: “Học ngữ pháp không thể giúp bạn giao tiếp giỏi. Muốn nói giỏi, hãy luyện nói nhiều hơn. NHƯNG ngữ pháp rất quan trọng khi viết và làm các bài kiểm tra trình độ tiếng Anh quốc tế”
Quy luật 3: Học bằng tai
Xưa nay, bạn quen với việc xem và nghiên cứu tiếng Anh qua sách vở, giáo trình (học bằng mắt). Điều này khiến bạn không có khả năng giao tiếp. Bởi vì để giao tiếp tốt (bắt đầu bằng việc nghe hiểu), bạn cần học bằng cách nghe chứ không phải bằng cách đọc. Bạn càng nghe nhiều, bạn càng nắm bắt được từ vựng và ngữ pháp một cách tự nhiên mà không cần ghi nhớ.
Quy luật 4: Học sâu
Bạn biết bao nhiêu không quan trọng bằng bạn xài được bao nhiêu. Học nhiều mà quên hết, khi cần không xài được cũng vô dụng. Vậy nên thay vì học 10 từ mới, hãy học 1 từ mới, ôn lại 10 lần.
Quy luật 5: Học ngữ pháp qua những câu chuyện (Point of view Stories)
Lắng nghe 1 câu chuyện được kể bằng nhiều thì ngữ pháp khác nhau. Đôi khi nội dung câu chuyện có thể ngớ ngẩn và buồn cười, nhưng nhờ vậy mà bạn ghi nhớ dễ dàng hơn.
Quy luật 6: Tìm học tiếng Anh “thật”, tiếng Anh “thực tế”
Đừng chỉ học tiếng Anh trên sách vở. Hãy quăng qua một bên những quyển giáo trình khô khăn, nặng tính học thuật, nghiên cứu. Hãy học tiếng Anh “thật”, tiếng Anh được dùng “thực tế” trong đời sống hằng ngày, thông qua những bộ phim, sách, video, podcasts…
Quy luật 7: “Nghe và trả lời”, chứ đừng “Nghe và lặp lại”
Muốn khả năng phản xạ, bạn nên luyện tập nghe và trả lời câu hỏi của người nói, chứ đừng chỉ nghe rồi lặp lại “máy móc” mà không suy nghĩ. Nếu bạn luyện tập bằng nghe nghe video hoặc podcasts, hãy học bằng cách sau mỗi 20 – 30, bấm “Tạm ngưng” rồi tự kể lại những gì vừa nghe theo cách hiểu và diễn đạt của mình. Đừng lặp lại một cách máy móc. Áp dụng 7 nguyên tắc trên vào việc học tiếng Anh giao tiếp của mình. Chắc chắn bạn sẽ học dễ dàng hơn và tiến bộ nhanh hơn hiện tại rất nhiều.
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Bí quyết Tiếng Anh cho người mất gốc
Mẹo hay để giao tiếp Tiếng Anh như người bản ngữ
Học từ vựng Tiếng Anh nhanh và hiệu quả
Trẻ nhỏ nên học Tiếng Anh như thế nào
Chìa khóa giúp nghe hiểu Tiếng Anh hiệu quả
Mẹo hay để làm bài thi Tiếng Anh nhanh chính xác,
Bật mí những bí quyết truyền tải kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh dành cho giáo viên,
Những đầu sách Tiếng Anh bổ ích,
Nơi giải đáp tất cả những thắc mắc về Tiếng Anh của bạn